HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline: 0937 307 988

E-mail: ab@tranhdangiandongho.vn

Skype Email

TIN TỨC & SỰ KIỆN
Thư viện videos
TIN TỨC

TRANH ĐÁNH GHEN

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về bức tranh “ĐÁNH GHEN” của dòng tranh dân gian Đông Hồ. Nội dung phê phán hiện tượng “một ông hai bà” trong xã hội phong kiến (ý nói về chế độ đa thê ngày xưa).

Trong tranh là hình ảnh một gia đình: ông chồng, hai bà vợ và đứa con. Bà vợ cả đánh ghen qua hình ảnh cầm kéo muốn cắt tóc của cô vợ bé đang thách thức, khiến người xem cảm nhận được cái dư vị bi hài muôn thuở của đời sống “một ông hai bà”. Nhìn vào tranh, ta thấy cô vợ bé dường như đang có bầu, và muốn trọc tức cơn giận của bà vợ cả bằng cách cởi áo khiêu khích!?

Đối lập với hình tượng các nhân vật rất động với dáng điệu quyết liệt trong sự giằng co của trận đòn ghen là hai nhân vật trung gian (ông chồng và con trai của bà vợ cả), đó là hình ảnh tĩnh trong tranh với hình tượng cây tùng, bức bình phong, tường hoa, cây cảnh. Với hình ảnh bức bình phong tĩnh, ý các cụ ngày xưa muốn nhắc nhở “những chuyện trong gia đình thì nên đóng cửa bảo nhau”.


Trên tranh có hai câu thơ bằng chữ Hán - Nôm, đó cũng là lời của ông chồng khi khuyên can hai bà vợ:
“Thôi thôi nuốt giận làm lành,
Chi điều sinh sự, nhục mình, nhục ta”.


Bức tranh “Đánh ghen” thường được treo với tác phẩm “Hứng dừa” (nói về hạnh phúc) để nhắc nhở về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Xem ý nghĩa của tranh “Hứng dừa” tại: http://tranhdangiandongho.vn/san-pham/tranh-hung-dua-87

Hotline

Hotline

0937 307 988