HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline: 0937 307 988

E-mail: ab@tranhdangiandongho.vn

Skype Email

TIN TỨC & SỰ KIỆN
Thư viện videos
TIN TỨC

"Màu dân tộc" vẫn giữ "nét tươi trong"

Nhiều thế hệ người Việt từng thuộc bài thơ "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm, trong đó có câu:

"Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong -

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp",

Nhưng, không phải ai cũng biết rõ về tranh Đông Hồ, rộng hơn là "màu dân tộc" của những dòng tranh dân gian

 

                                                              Học sinh tô màu với tranh Đông Hồ

Tranh Kim Hoàng thất truyền từ lâu lắm; tranh Hàng Trống chỉ còn một người giữ lại; làng tranh Đông Hồ cũng chỉ còn lại vài nghệ nhân. Nhưng có thể lắm, một mai, những "gà lợn nét tươi trong" sẽ lại về với mọi nhà, khi có những người, dù làm việc ở những lĩnh vực khác nhau vẫn đang miệt mài lưu giữ, miệt mài ươm mầm tình yêu với tranh dân gian.

Tìm lại những sắc màu dân gian

Trước đây, vào dịp Tết, mọi người thường treo tranh dân gian, gửi gắm vào đó ước vọng về một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. Nhưng nhịp sống gấp gáp của xã hội hiện đại khiến những câu chuyện ấy chỉ còn trong hồi ức. Mới đây, có một người đưa những câu chuyện của một thời xa xưa ấy về với hiện tại, bằng triển lãm "Nét Xuân" tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ (số 50, phố Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đó là nhà sưu tập thế hệ 7x Nguyễn Thị Thu Hòa, Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội (một bảo tàng tư nhân ở phố Xa La, quận Hà Đông). Cùng lúc, năm dòng tranh dân gian: Đông Hồ, Kim Hoàng, Hàng Trống, làng Sình và tranh kiếng (kính) Nam Bộ hội tụ tại đây.

 

                                                               Nét đẹp tranh Đông Hồ.

 

Lần đầu nghe câu thơ "màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp" (thơ Hoàng Cầm), Nguyễn Thị Thu Hòa còn chưa biết rõ về tranh Đông Hồ. Bẵng đi nhiều năm, mải mê công việc, tưởng đã quên câu thơ ấy, thì chẳng ngờ, chị đã "về lại" với tranh dân gian. "Có lần vào miền nam, được một nhà sưu tập gốm khoe những bộ ván khắc của tranh Kim Hoàng, bỗng nhiên trong đầu xuất hiện bao nhiêu câu hỏi. Tại sao những bức tranh độc đáo ấy lại đang dần chìm vào quên lãng? Tại sao một người xa trong Nam lại sưu tầm dòng tranh tưởng chừng đã phôi phai từ lâu?" - chị Thu Hòa nhớ lại. Chị bắt đầu đến với tranh dân gian và ngộ ra nhiều điều. Đó là sự miêu tả cuộc sống chân quê với những bức "gà đàn", "lợn ăn lá dáy"… trong tranh Đông Hồ; là đời sống tâm linh và triết lý người Việt trong "Ngũ hổ" hay "Thánh Mẫu thượng ngàn" của dòng tranh Hàng Trống. Với Thu Hòa, tranh dân gian như một cuộc gặp gỡ giữa tình yêu nghệ thuật Việt với tâm hồn người Việt xưa trong những nét vẽ, những sắc màu...

 

                                                                    Nghệ nhân làng tranh Đông Hồ 

 

Để tình yêu lan tỏa

Nguyễn Thị Thu Hòa không muốn giữ sưu tập tranh dân gian làm của riêng. "Khi mọi người hiểu và yêu tranh dân gian, thì tranh dân gian mới có cơ sống được" - chị bảo thế. Chị đem những mẫu tranh giới thiệu đến mọi người như một cách để gieo mầm tình yêu. Thật may cho Thu Hòa, và cũng là điều may mắn với tranh Việt, những người như chị không đơn độc...

                                                     (Trích từ nguồn Báo nhân dân điện tử)

 

.

Hotline

Hotline

0937 307 988